Những ai từng làm hoặc có kiến thức về đồ họa nói chung hay ngành in nói riêng cũng đều biết được những bức ảnh, file in có thể tách thành những kênh màu. Các kênh màu đó được phân loại thành những hệ màu. Trong đó, có 2 hệ màu rất quen thuộc và phổ biến nhất là hệ màu CMYK và RGB. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về 2 hệ màu CMYK và RGB nhé.
Những màu sắc cơ bản tạo nên hệ màu CMYK và RGB
Trong quá trình học phổ thông, chúng ta đã được nghe nhiều về màu đơn sắc và pha màu. Màu cơ bản trong các hệ màu là màu sắc mà khi chúng ta kết hợp chúng với nhau theo 1 tỉ lệ nhất định sẽ tạo ra 1 màu khác cũng nằm trong dãi ánh sáng nhìn thấy.
RGB và CMYK là 2 hệ màu có những màu sắc cơ bản cấu thành khác nhau. Với RGB là những màu cơ bản của ánh sáng thông thường hay còn gọi là ánh sáng trắng, còn CMYK là hệ thống các màu cơ bản chuyên phục vụ cho ngành in ấn.
Hệ màu RGB
RGB là viết tắt tên tiếng anh của 3 màu cơ bản là Red/Green/Blue (Đỏ/Xanh lá/ Xanh dương). Sỡ dĩ 3 màu này là màu chính của ánh sáng trắng là vì đây là các màu được tách bằng lăng kính của ánh sáng trắng.
Những màu này khi được kết hợp theo tỉ lệ sẽ tạo ra 1 màu mới nằm trong dải 16 triệu màu được thể hiện trên màn hình máy tính hiện nay. Khi kết hợp 3 màu với tỉ lệ 1:1:1 sẽ cho ra màu trắng. Vì thế, các thiết bị điện tử có màn hình đều sử dụng hệ màu RGB. Đó cũng là lý do ảnh kỹ thuật số hiển thị trên máy tính cũng sử dụng hệ màu này.
Hệ màu CMYK (Cyan – Magenta – Yellow – Keyline)
Đây là những cái tên thường gặp trên hộp mực của máy in vì hầu hết các máy in đều sử dụng hệ màu này.
- Cyan: màu xanh lơ
- Magenta: màu hồng cánh sen
- Yellow: màu vàng
CMY là 3 màu cơ bản của máy in. Khác với hệ màu RGB, khi kết hợp 3 màu C-M-Y với nhau theo tỉ lệ 1:1:1 sẽ cho ra màu đen. Bởi vậy, nhiều hộp mực hệ màu CMYK chỉ sử dụng 3 hộp mực màu CMY vẫn cho ra được đủ màu sắc trên sản phẩm in.
Khuyết điểm của hộp mực 3 màu CMY là nếu một ảnh cần in có nhiều vùng tối hoặc nhiều màu đen, lượng mực tiêu tốn của 3 màu đó sẽ rất nhiều mới in được xong bức ảnh đó. Vì vậy, các nhà sản xuất đã thiết kế thêm một hộp mực chứa màu đen (Black) hay còn gọi là Keyline với mục đích tiết kiệm cho 3 màu mực cơ bản.
Sự khác biệt giữa hệ màu CMYK và RGB
Sự khác nhau của hệ màu CMYK và RGB chủ yếu là mục đích sử dụng. Với những thiết kế digital dùng để post lên web bạn chỉ nên chọn hệ màu RGB (24 bit – 8 bit cho mỗi màu) vì dung lượng khi xuất file nhỏ hơn. Còn CMYK (32 bit) sẽ dùng để xuất file in ấn.
Hãy sử dụng CMYK cho mục đích in ấn vì hệ màu này không bao gồm màu trắng, nó mặc định rằng những sản phẩm bạn in đều là màu trắng. Tùy thuộc vào tỉ lệ của mỗi màu sắc trong hệ màu CMYK, màu trắng được sử dụng để lấp vào các khoảng trống còn lại trong file thiết kế. Nói một cách dễ hiểu hơn, màu trắng mà bạn nhìn thấy trong các sản phẩm in ấn thực chất là màu trắng của vật liệu, những vị trí đó sẽ không được phun mực ở bề mặt.
Ngược lại, hệ màu RGB sẽ được sử dụng trong các hình ảnh thiết kế cần hiển thị lên màn hình để đồng bộ với màn hình. Nguyên lý tạo thành mỗi pixel là tổ hợp hiển thị theo tỉ lệ của 3 màu Xanh/Lục/Lam
Lời kết
Trên đây là những điều bạn cần biết về hệ màu CMYK và RGB. Công ty THN Việt Nam là đơn vị chuyên cung cấp máy in và mực in kỹ thuật số sử dụng hệ màu chuẩn CMYK.
Nếu bạn đang có nhu cầu sắm sửa cho xưởng in của mình nhưng chưa chọn lựa được thương hiệu uy tín, hãy liên hệ THN Việt Nam với sđt: 0908 612 460 ngay để được tư vấn và báo giá ưu đãi nhất nhé.